Wellcome to Electronics Design
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


vanhiep89c51@yahoo.com Or vanhiep89c51@gmail.com
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
vanhiep
Admin
Admin
vanhiep


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 16/08/2008
Age : 38

Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com Empty
Bài gửiTiêu đề: Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com   Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com I_icon_minitimeMon Oct 06, 2008 9:15 am

MSComm trong VB dùng điều khiển truyền thông nối tiếp. Điều khiển này có trong bản VB Proessional và Enterprise editions, nhưng không có trong phiên bản Learning editions( giá rẻ nhất). Điều khiển này dễ dàng trong lập trình và hoạt động tốt hơn các dạng truy suất cổng khác. Nếu là bản đầy đủ các bạn dễ dàng tìm được điều khiển này trong Project-> Component( Ctr-T) Chọn Microsoft Comm Control 6.0

Các đặc tính của MSComm:

Những tính chất của MSComm liên quan đến thiết lập cổng, truyền nhận dữ liệu, dùng tín hiệu bắt tay, hoặc đồng nhất các điều khiển. Các tính chất của MSComm được sắp xếp theo chức năng:

Thiết lập:

-CommID: trả lại handles đồng nhất tới thiết bị truyền thông có kiểu Long. Tính chất này không có lúc thiết kế mà chỉ có khi thi hành, thuộc tính này là ReadOnly.

-CommPort: dạng object.CommPort = value. Value là chỉ số của cổng Com có giá trị từ 1 -> 16 và mặc định có giá trị =1. Các bạn cần phải thiết lập thông số này trước khi mở cổng. Sẽ có lỗi error 68 (Device unavailable) nếu như không mở được cổng này.

-InBuferSize: thiết lập hoặc trả lại kích thước của bộ đệm nhận, tính =byte. Mặc định là 1024 byte. Các bạn không được nhầm lẫn với đặc tính InBufferCount là số byte đang chờ trong bộ đệm.

-InputLen : object.InputLen [ = value ] thiết lập hoặc trả lại số byte mỗi lần thuộc tính Input đọc được. Mặc định giá trị Value=0 tức là thuộc tính Input sẽ đọc hết nội dung của bộ đệm khi nó được dùng. Nếu số kí tự trong bộ đệm nhận không = InputLen thì thuộc tính Input sẽ trả lại kí tự rỗng “”. Ví thế bạn cần phải chọn cách kiểm tra InBufferCount để chắc chắn số kí tự yêu cầu đã có đủ trước khi dùng lệnh .Input. Tính chất này rất là có ích khi đọc dữ liệu một máy mà dữ liệu ra được định dạng bằng các khối có chiều dài cố định.

-InputMode: object.InputMode [ = value ] . Value = 0 hay = comInputModeText dữ liệu nhận được dạng văn bản kiểu kí tự theo chuẩn ANSI. Dữ liệu nhận được sẽ là một sâu.

-Value=1 hay = comInputModeBinary dùng nhận mọi kiểu dữ liệu như kí tự điều khiển nhúng, kí tự NULL,.. Giá trị nhận được từ Input sẽ là một mảng kiểu Byte.

-NullDiscard: object.NullDiscard [ = value ] tính chất này quyết định kí tự trống có được truyền từ cổng đến bộ đệm nhận hay không. Nếu value= True kí tự này không được truyền. value = false kí tự trống sẽ được truyền. Kí tự trống được định nghía theo chuẩn ASCII là kí tự 0 – chr$(0).

-OutBuferSize: giống như InBuferSize, mặc định là 512.

-ParityReplace: thiết lập và trả lại kí tự thay thế kí tự không đúng trong lỗi giống nhau.

-PortOpen: thiết lập và trả lại tính trạng của cổng(đóng hoặc mở). object.PortOpen [ = value ] value = true cổng mở. =false cổng đóng và xóa toàn bộ dữ liệu trong bộ đệm nhận và truyền. Cần phải thiết lập thuộc tính CommPort đúng với tên của cổng trước khi mở cổng giao tiếp. Thêm vào đó cổng giao tiếp của thiết bị của bạn phải hỗ trợ giá trị trong thuộc tính Setting thì thiết bị của bạn mới hoạt động đúng, còn không thì nó sẽ hoạt động rất dở hơi nếu không nói là nó chạy không tốt. Đường DTR và RTS luôn giữ lại trạng thái của cổng.

-RthresHold: object.Rthreshold [ = value ] value kiểu số nguyên. Thiết lập số kí tự nhận được trước khi gây lên sự kiện comEvReceive. Mặc định =0 tức là không có sự kiện OnComm khi nhận được dữ liệu. Thiết lập = 1 tức là sự kiện OnComm xảy ra khi bất kì kí tự nào bị thay thế trong bộ đệm nhận.

-Settings: object.Settings [ = value ] thiết lập hoặc trả lại các thông số tần số baud, bít dữ liệu, bít chẵn lẻ, bít stop. Nếu Value không có giá trị khi mở sẽ gây ra lỗi 380 (Invalid property value).

-Value có dạng "BBBB,P,D,S". Trong đó, BBBB là tần số bus, P : thiết lập bít đồng bộ, D: số bít dữ liệu, S: số bít stop.
Mặc định của nó là : "9600,N,8,1"

Sau đây là một số tần số bus 110,300,600,1200,2400,4800,9600( mặc định), 1400,19200,28800,38400,56000,115200,128000,256000.
Các giá trị của P: E( even), M: mark, N: none( mặc định), O: old, S: Space.
D : có giá trị từ 4-> 8( mặc định).
S: số bít stop có giá trị 1, 1.5, 2;

-SThreshold: thiết lập và và trả lại số kí tự nhỏ nhất được cho phép trong bộ đệm gửi để xảy ra sự kiện OnComm = comEvSend . Theo mặc định giá trị này = 0 tức là khi truyền sẽ không gây ra sự kiện OnComm. Nếu thiết lập thông số này =1 thì sự kiện OnComm xảy ra khi bộ đệm truyền rỗng. Sự kiện OnComm = comEvSend chỉ xảy ra khi mà số kí tự trong bộ đệm truyền nhỏ hơn hoặc = Sthreshold. Nếu số kí tự trong bộ đệm này luôn lớn hơn Sthreshold thì sự kiện này không thể xảy ra.

Truyền nhận dữ liệu:

+ CommEvent: trả lại phần lớn sự kiện giao tiếp hoặc có lỗi. CommEvent xảy ra khi có lỗi hoặc khi xảy ra sự kiện nào đó. Sau đây là một số hằng số lỗi:

comEventBreak 1001 A Break signal was received.
comEventFrame 1004 Framing Error. The hardware detected a framing error.
comEventOverrun 1006 Port Overrun. A character was not read from the hardware before the next character arrived and was lost.
comEventRxOver 1008 Receive Buffer Overflow. There is no room in the receive buffer.
comEventRxParity 1009 Parity Error. The hardware detected a parity error.
comEventTxFull 1010 Transmit Buffer Full. The transmit buffer was full while trying to queue a character.
comEventDCB 1011 Unexpected error retrieving Device Control Block (DCB) for the port.

Một số sự kiện :

Constant Value Description
comEvSend 1 There are fewer than Sthreshold number of characters in the transmit buffer.
comEvReceive 2 Received Rthreshold number of characters. This event is generated continuously until you use the Input property to remove the data from the receive buffer.
comEvCTS 3 Change in Clear To Send line.
comEvDSR 4 Change in Data Set Ready line. This event is only fired when DSR changes from 1 to 0.
comEvCD 5 Change in Carrier Detect line.
comEvRing 6 Ring detected. Some UARTs (universal asynchronous receiver-transmitters) may not support this event.
comEvEOF 7 End Of File (ASCII character 26) character received.

+ EOFEnable: object.EOFEnable [ = value ] quyết định các hành động nếu MSComm tìm thấy kí tự kết thúc file. Nếu value=true khi tìm thấy kí tự kết thúc file thì sẽ gây lên sự kiện comEvEOF trong OnCommEvent. Nếu value= false thì sẽ không gây lên sự kiện này.

+ InBufferCout: trả lại số kí tự đang có trong bộ đệm nhận Bạn có thể xoá bộ đệm nhận bằng cách đặt thuộc tính này =0 . Không nhầm với thuộc tính InBufferSize là tổng kích thước của bộ đệm nhận.

+ Input: nhận và xoá dữ liệu trong bộ đệm nhận.Nếu InputMode là comInputModeText thì giá trị trả về sẽ là một xâu tức có kiểu String , dữ liệu dạng text trong một biến kiểu Variant. Nếu InputMode = comInputModeBinary thì thuộc tính này sẽ trả lại dữ liệu dạng nhị phân dưới dạng một mảng kiểu byte trong một biến Variant.

+ OutBufferCount: trả lại số kí tự trong bộ đệm truyền.

+ Output: ghi dữ liệu vào bộ đệm truyền. có thể truyền kiểu text hoặc kiểu nhị phân. Nếu truyền bằng kiểu text thì cho một biến Variant = kiểu String, nếu truyền kiểu nhị phân thì cho cho Output= variant = một mảng kiểu Byte.

Bắt tay( handshaking):

+ Break : thiết lập hoặc xoá tín hiệu. object.Break [ = value] value = true hoặc false. Khi set value= true thì thông số Break này sẽ gửi một tín hiệu break. Tín hiệu break trì hoàn việc truyền dữ liệu và đưa đường truyền vào trạng thái break tới khi mà value = false.

+ CDHolding: quết định xem sự truyền này đến đâu bằng cách truy vấn đường CD( Carrier Detect). Carrier Detect là tín hiệu gửi từ modem tới máy tính kết nối với nó thống báo rằng nó đang online. Nếu giá trị = true thì nó đường CD đang ở mức cao, nếu = false thì đường dây này đang ở mức thấp. Tính chất này không có trong lúc thiết kế chỉ có trong khi chạy chương trình.
Carrier Detect được biết như là Receive Line Signal Detect (RLSD).

+ CTSHolding: quết định khi nào bạn gửi dữ liệu bằng cách truy vấn trạng thái đường Clear To Send (CTS). Thông thường tín hiệu CTS được gửi từ modem tới máy tính kết nối với nó để báo rằng đang quá trình truyền dữ liệu. Thuộc tính Readonly chỉ xuất hiện khi chạy chương trình. Đường Clear To Send dùng trong RTS/CTS (Request To Send/Clear To Send) bắt tay phần cứng. CTSHolding cho bạn một cách để tự tay dò đường Clear To Send nếu bạn cần biết trạng thái của nó.

+ DSRHolding: biết trạng thái của đường Data Set Ready (DSR). Tín hiệu Data Set Ready truyền từ modem tới máy tính nối với nó để thông báo rằng modem đã sẵn sàng hoạt động. Tính chất này dùng khi viết Data Set Ready/Data Terminal Ready handshaking routine cho máy Data Terminal Equipment (DTE)- máy trang bị đầu cuối dữ liệu.

+ DTREnable: tính chất này quyết định khi nào cho phép đường Data Terminal Ready (DTR) trong truyền thông. Tín hiệu DTR gửi từ máy tính tới modem đẻ báo rằng máy tính sẵn sàng là nơi nhận dữ liệu. Khi DTREnable = true thì đường Data Terminal Ready set lên cao khi cổng mở, và thấp khi cổng đóng. Nếu DTREnable = false thì đường đó luôn mức thấp. Trong phần lớn trường hợp set đường Data Terminal Ready thành thấp để hang up telephone.

+ Handshaking: thiết lập và trả lại giao thức bắt tay phần cứng. object.Handshaking [ = value ].

Các giá trị của value:

Setting Value Description
comNone 0 (Default) No handshaking.
comXOnXOff 1 XON/XOFF handshaking.
comRTS 2 RTS/CTS (Request To Send/Clear To Send) handshaking.
comRTSXOnXOff 3 Both Request To Send and XON/XOFF handshaking.

Handshaking chỉ là giao thức truyền thông nội tại quyết định bởi dữ liệu nào được truyền từ cổng phần cứng tới bộ đệm nhận. Khi kí tự của dữ liệu tới cổng nối tiếp, thiết bị truyền thông sẽ chuyển nó vào trong bộ đệm nhận và chương trình của bạn có thể đọc chúng. Nếu không có bộ đệm dữ liệu hoặc chương trình của bạn cần đọc kí tự trực tiếp từ phần cứng , bạn có thể mất dữ liệu bởi vì kí tự từ phần cứng đến rất nhanh. Giao thức Handshaking đảm bảo dữ liệu không bị mất, khi dữ liệu đến cổng quá nhanh thì thiết bị truyền thông sẽ chuyển dữ liệu vào trong bộ đệm nhận.

+ RTSEnable: quết định khi nào cho phép đường Request To Send (RTS), Tín hiệu RTS từ máy tính tới modem để yêu cầu được tryền dữ liệu. Khi RTSEnable = true thì đường RTS mức cao khi cổng mở, tích mức thấp khi cổng đóng. Và hiển nhiên khi RTSEnable thì đường RTS luôn mức thấp.RTS dùng trong RTS/CTS hardware handshaking. RTSEnable cho phép bạn dò đường RTS khi cần biết tình trạng của đường này.

Các tính chất trên không có lúc thiết kế giao diện mà chỉ có lúc chạy chương trình ( dùng trong viết code).

Ngoài ra còn có các thuộc tính khác như với các loại điều khiển khác:
Index: thiết lập và trả về một số xác định thứ tự nếu form bạn có nhiều điều khiển như thế này.
, Name: tên điều khiển, Object, Parent: trả về form hoặc đối tượng mà điều khiển này nằm trên đó,
Tag: thiết lập và trả về một biểu thức.
Về Đầu Trang Go down
https://dhdt.forumvi.com
vanhiep
Admin
Admin
vanhiep


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 16/08/2008
Age : 38

Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com   Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com I_icon_minitimeMon Oct 06, 2008 9:29 am

Nhận dữ liệu dạng text và binary trong VB:

Trước hết, các bạn cần biết biến kiểu Variant( tra trong từ điển có nghĩa là tương tự, gần giống nhau). Do vậy mà một biến Variant có thể gán = bất kì kiểu gì cũng được.Sau đây là chi tiết về 2 vấn đề chính:

VB cho phép bạn truyền dữ liệu dạng Text hay là dạng Binary. Thuộc tính InputMode quyết định điều khiển MSComm dùng dạng nào.

1.Kiểu văn bản( Text):

Với thuộc tính InputMode = comInputModeText thì MSComm sẽ gửi và nhận dữ liệu dạng xâu theo chuẩn ANSI ( không phải chuẩn ASCII). Để gửi một xâu ra port, bạn cần phải cho thuộc tính Output của MSComm = 1 xâu. Ví dụ:

Code:
Dim SampleText as String
‘ví dụ bạn muốn truyền một xâu “ABC”
SampleText = “ABC”
‘ gửi kí tự này ra cổng


MSComm1.Output = SampleTextMSComm gửi một mã ANSI 8 bít cho mỗi kí tự trong xâu mà bạn gửi. Để đọc một xâu từ cổng, cần đặt một xâu = thuộc tính Input của MSComm. Ví dụ bạn muốn đọc dữ liệu từ cổng và ghi vào một biến SampleText có kiểu String:

Code:
Dim SampleText as String
SampleText = MSComm1.Input ‘ khi đó SampleText sẽ là dữ liệu đọc được
MSComm lưu trữ mỗi mã ANSI 8 bít như một kí tự văn bản.


Thực tế như các bạn đã biết thì giá trị truyền cho MSComm1.Output phải là kiểu Variant. Ở đây thuộc tính Output chấp nhận kiểu một biến Variant chứa một xâu kí tự và MSComm sẽ đọc xâu kí tự và gán tự động vào một biến Variant vì Variant chính là kiểu của Output. Nói cách khác ở đây có sự chuyển kiểu ngầm định giữa kiểu String sang kiểu Variant.

Ngay ở bên trong bản thân chương trình VB lại lưu trữ xâu dưới dạng mã Unicode 16 bít nhưng sự chuyển đổi giữa kiểu Unicode và kiểu xâu kí tự ANSI 8 bít của MSComm diễn ra một cách tự động.

Sự chuyển kiểu của số ASCII Hex:

Số ASCII Hex là số hexa bình thường mà ta vẫn dùng như 0xA5( trong C,C++) hoặc 0A5h( trong ASM,..) đại diện cho số 165 trong hệ Decimal( 165 = 16*10+ 5).

Với các ứng dụng dùng định dạng ASCII Hex, VB có một hàm chuyển đổi giữa kiểu xâu ASCII Hex và giá trị mà nó đại diện. Toán tử Hex$ chuyển đổi một số sang dạng kí tự ASCII Hex:

Ví dụ, để kiểm tra bạn có thể dùng hàm rất đơn giản xem nó in ra thế nào :

Code:
debug.print Hex$(165)

thì kết quả sẽ hiện trên một Dialog là : A5
Toán tử Val chuyển đổi từ kiểu ASCII Hex sang kiểu giá trị của xâu đó:
Ví dụ: ta thấy 0xA5 = 165 để thử xem có đúng không dùng lệnh;

Code:
debug.print Val(“&h” & “A5”)

Kết quả là 165.
Xâu đầu tiên “&h” được thêm vào để báo cho VB biết để đối xử với giá trị đưa ra sau đó như là một số hexadecimal.’

2. Kiểu nhị phân( Binary Mode):

Để truyền dữ liệu dưới dạng nhị phân, cần thiết lập thuộc tính InputMode của MSComm thành comInputModeBinary.

VB cung cấp một kiểu dữ liệu kiểu Byte để lưu trữ dữ liệu nhị phân. Các byte được ghi và đọc từ cổng nối tiếp được lưu trữ trong một biến Variant( nội dung của nó chứa một mảng mà các phần tử của mảng có kiểu Byte). Thậm chí nếu chí đọc, ghi duy nhất có 1 byte thì dữ liệu này cũng phải đặt trong một mảng byte, chứ không đuợc lưu trữ trong một biến kiểu byte thông thường. Để ghi một mảng kiểu byte ra cổng nối tiếp gồm 2 bước.

+ Bước đầu: lưu trữ mảng kiểu byte vào một biến variant

+ Bước 2: gửi dữ liệu đi bằng cách thiết lập thông số Output của MSComm bằng biến Variant đó.

Code:
Dim BytesToSend(0 to 1) as Byte ‘ khai báo một mảng 2 phần tủ
Dim Buffer as Variant
‘ lưu trữ dữ liệu vào mảng kiểu byte ở trên
BytesToSend(0) = &H4A
BytesToSend(1) = &H23
‘ cho vào một biến Variant
Buffer = BytesToSend()
‘ghi vào cổng nối tiếp
MSComm1.Output = Buffer


Để đọc các byte tại cổng nối tiếp, bạn cũng làm tương tự như trên, đọc vào một biến Variant sau đó cho một mảng = biến đó.

Code:
Dim BytesReceived() as Byte ‘ khai báo một mảng động
Dim Buffer as Variant ‘ khai báo biến variant
‘đọc dữ liệu từ cổng nối tiếp
Buffer = MSComm1.Input
‘ ghi dữ liệu đọc được vào mảng động
BytesReceived() = Buffer


Các ban lưu ý là phải khai báo một mảng byte động. Có 2 cách để chuyển đổi giữ mảng bytes và kiểu Variant. Bạn có thể cho một biến = một biến có số chiều đã được biết và VB làm công việc chuyển đổi này tự động:

Code:
Dim DimensionedArray(15) as Byte ‘ mảng đã khai báo số chiều =15
Dim DynamicBytesArray() as Byte
Dim Buffer As Variant
Dim Count As Integer
‘ lưu trữ một mảng mảng vào một biến variant. Mảng này đã được biết số phần tử
Buffer = DimensionedArray()
‘để sao chép nội dung của một biến variant vào một mảng thì mảng này phải khai báo là một mảng động( chưa biết số phần tử)
DynamicBytesArray() = Buffer


Đối với VB 6.0 bạn hoàn toàn có thể gán 2 mảng với nhau vì nó sẽ tự sao chép nội dung từ mảng nguồn sang mảng đích mà không cần phải làm bằng cách sao chép từng phần tử của 2 mảng cho nhau( như trong C thì bạn phải làm điều này rồi vì gán 2 tên mảng thực chất là bạn chỉ là cho con trỏ mảng đích trỏ vào địa chỉ của phần tử của mảng nguồn thôi, đây là sự sao chép bề mặt). Tuy nhiên bạn vẫn có thể làm điều này trong VB:

Code:
‘lưu trữ một mảng kiểu byte trong một biến variant
Buffer = CVar(DynamicByteArray())
‘ CVar -> Convert to Variant Chuyển thành kiểu variant
‘lưu nội dung của biến variant này trong một mảng kiểu byte
For Count = 0 to (LenB(Buffer)-1)
DimmensionedArray(Count) = CByte(Buffer(count))
Next Count
‘ CByte -> Convert to Byte chuyển kiểu thành kiểu Byte
Về Đầu Trang Go down
https://dhdt.forumvi.com
vanhiep
Admin
Admin
vanhiep


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 16/08/2008
Age : 38

Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com   Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com I_icon_minitimeMon Oct 06, 2008 9:32 am

Tiếp theo tôi xin giới thiệu cho các bạn phương pháp lấy dữ liệu bằng phương pháp thăm dò( polling).
Giao tiếp tại cổng bằng phương pháp dò tức là bạn chỉ đọc hoặc ghi ra cổng khi nào cần bằng cách dùng thuộc tính Input hoặc Output của MSComm.

1. Gửi dữ liệu:

Thuộc tính Output dùng để ghi dữ liệu ra cổng. Biến dùng ở bên phải cú pháp là một biến kiểu Variant.
Đây là cú pháp để ghi dữ liệu:

Code:
Dim DataToWrite As Variant
MSComm1.Output = DataToWrite


Khi gửi một khối nhỏ dữ liệu, cần phải thiết lập thuộc tính OutBuferSize phải lớn hơn hoặc bằng số lượng lớn nhất các byte mà các bạn cần chuyển trong một lần.

Đối với việc truyền dữ liệu có tính lâu dài về thời gian dùng OutBufferCount để chắc chắn rằng bộ đệm không bị tràn. Khi bạn có nhiều dữ liệu cần gửi để tránh cho tràn bộ đệm , bạn nên đọc giá trị của OutBufferCount và so sánh với giá trị của OutBufferCount để kiểm tra xem bộ đệm còn bao nhiêu sau khi gửi dữ liệu đầu tiên. Sau đó làm đầy bộ đệm bằng cách ghi bằng đó các byte hoặc nhở hơn dữ liệu vào bộ đệm thì bộ đệm sẽ không bị tràn. Hoặc bạn có thể gửi dữ liệu đã đóng gói với kích thước xác định và chỉ gửi các gói này được OutBufferCount chỉ rằng có đủ chỗ trống trong bộ đệm cho gói dữ liệu này. Ví dụ, OutBufferSize = 1024 và kích thước 1 gói là 512, bạn chỉ có thể gửi được gói dữ liệu này khi mà OutBuferCount <= 512.

2. Nhận dữ liệu:

Để đọc dữ liệu được truyền đến, ứng dụng đọc dữ liệu từ InBuferCount theo từng chu kì. Khi bộ đếm chỉ rằng một số các kí tự mà ứng dụng cần đã đến( như muốn lấy 5 byte chẳng hạn) thì ứn dụng sẽ đọc dữ liệu với thuộc tính Input của MSComm:

Code:
Dim BytesToRead As Integer
Dim DataIn As Variant

‘thiết lập số byte cần đọc
NumberOfBytesToRead = 512
MSComm1.InputLen = NumberOfBytesToRead

‘ dò bộ đệm nhận đến khi bộ đệm có đầy đủ số byte cần đọc
Do
DoEvents
Loop Until MSComm1.InBufferCount> NumberOfBytesToRead
‘ khi tổng số byte đã tới thì đọc lưu vào DataIn
DataIn = MSComm1.Input


Thuộc tính InBuferSize phải đủ độ rộng để cho lượng lớn nhất dữ liệu có thể tới mà không bị mất trước khi MSComm có thể đọc chúng. Nếu dữ liệu đến bằng các block với kích thước cố định thì cần thiết lập thuộc tính InBufferSize bằng bội số của kích thước 1 block.

Nếu tổng dữ liệu đến không biết kích thước thế nào, ứng dụng nên đọc bộ đệm nhận ngay khi bộ đệm chỉ nhận được 1 byte để tránh việc không kiểm soát đượcbộ đệm gây ra tràn dữ liệu. Chờ đợi nhiều byte để đọc là một việc làm không có hiệu quả bởi vì không có cách nào biết được byte nào sẽ đến cuối cùng. Nếu chờ nhiều hơn 1 byte rồi mới đọc, chương trình nên bao gồm có một “time out” chính là tổng thời gian từ lúc chờ mà tổng số byte vẫn không đến( như bạn chờ 6 byte mà mãi không đến chẳng lẽ ứng dụng chờ mấy giờ à, thế thì bạn cần phải qui định là sao bao nhiêu lâu thì đọc thôi chẳng cần chờ nữa).

Bạn có thể kết hợp phương pháp lập trình theo thủ tục và theo sự kiện bằng cách sử dụng timer để biết khi nào thì đọc cổng. Ví dụ, dùng một sự kiện Timer gây ra ở cổng đeer đọc cổng một lần / một giây.
Về Đầu Trang Go down
https://dhdt.forumvi.com
masterking




Tổng số bài gửi : 1
Join date : 08/06/2012

Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com   Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com I_icon_minitimeFri Jun 08, 2012 11:36 am

Thank's addmin, một bài viết thật hay rất tổng quan.....
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com   Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Ứng dụng VB trong điều khiển cổng Com
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» IC trong ĐTDĐ : tất cả là ở đây!!!
» Làm chủ máy tính : việc trong tầm tay!!!
» Mã Hẹn giờ tắt máy,mở máy trong Fubu Paradise và Cách Setting bàn phím theo ý muốn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Wellcome to Electronics Design :: Điện Tử :: Lập Trình-
Chuyển đến